Untitled Document
Hôm nay, 5/5/2024
   
 
   
   
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 

 

Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học công nghệ sinh sản nhân tạo tôm càng xanh, nuôi tôm thịt phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn xã Mỹ Thạnh và xã Phú Thuận tỉnh An Giang / Phan Văn Ninh (chủ nhiệm đề tài) , Âu Thị Ánh Nguyệt, Trần Anh Thư, Ngô Văn Bi. - Sở KH&CN An Giang : Sở KH&CN An Giang , 2004. - 43

   Kết quả dự án đã đáp ứng yêu cầu đa dạng hóa đối tượng nuôi của tỉnh, đáp ứng phần lớn tôm giống cho vùng quy hoạch, phát triển tôm càng xanh, đồng thời đào tạo đội ngũ KTV giỏi cho trai giống thủy sản vừa giải quyết tốt lao động của trại vừa làm tăng thu nhập cho công nhân sản xuất giống. Việc mở rộng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cũng được khẩn trương tiến hành trong toàn tỉnh; nhờ vào việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống tôm đã cho ra đời 5 trại giống tôm mới đảm bảo phần lớn con giống trên 300 ha nuôi tôm trong tỉnh. Qua thực tế cho thấy, nông dân đã nắm bắt được kiến thức cơ bản qua cá đợt tập huấn (trên 90%). Hiệu quả kinh tế thu được từ 2 mô hình nuôi tôm khá cao, đặc biệt là mô hình nuôi tôm chân ruộng cho hiệu quả hơn trồng lúa, lợi nhuận đạt từ 20-30 triệu đồng/ha/vụ. ự án bước đầu đã chuyển giao thành công kỹ thuật sản xuất giống và nuôi tôm chân ruộng đến Trại sản xuất giống Mỹ Thạnh và một số nông dân điển hình của xã Phú Thuận. - Đào tạo được 7 KTV nồng cốt cho trại giống. - Trang bị cơ sở vật chất và đàn tôm giống bố mẹ cho trại trị giá 63,6 triệu đồng. - Sản xuất được trên 3 triệu ấu trùng tôm và ương nuôi được 1 triệu tôm postlarva, tỷ lệ sống từ bột lên giống từ 30 - 50%, cá biệt 80% tạo thêm nghề mới cho cán bộ kỹ thuật và công nhân.


Xem chi tiết

   Tìm kiếm cơ bản    Tìm kiếm nâng cao

 
 

Copyright © by NASATI

Tel: 04-39349923 - Fax: 04-39349127